Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại

Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng củachất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH) ở vùngkinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) đã và đang gây nên những ảnhhưởng xấu tới môi trường. Bài viết dưới đây giới thiệu một số giải phápcông nghệ xử lý chất thải để các địa phương tham khảo.

Xử lý chất thải rắn

Về CTRCN và CTNH ở VKTTĐPN Vùng KTTĐPN bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Vùng đã và đanghình thành các trung tâm đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp lớnvào bậc nhất nước ta. Tuy nhiên, quá trình phát triển với tốc độ caotrên toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối lượng lớn CTRCN vàCTNH, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Ta có thể thấy điều này qua một số thống kê.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, lượng phát thải CTRCN vàCTNH từ các cơ sở công nghiệp trên thành phố khoảng 1.502 tấn/ngày,trong đó CTNH khoảng 300 tấn/ngày. Số liệu tương tự tại Đồng Nai là 300tấn và 60 tấn. Tại Bình Dương, theo số lượng thống kê năm 2003, lượngCTRCN và CTNH phát sinh từ các khu công nghiệp ước tính khoảng 100tấn/ngày. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khối lượng CTRCN (kể cảchất thải dầu khí) phát sinh là 30-35 tấn/ngày... Theo Công trình khảo sát chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, cứ tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1 tỉ USD sẽ làm phát sinhkhoảng 4.500 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 20% là CTNH. Như vậy,nếu lấy tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân hàng năm là 10% ta cókết quả dự báo tương đối tổng tải lượng CTRCN và CTNH tại một số tỉnhtrong vùng đến năm 2010 và 2020 như bảng 1. Các giải pháp công nghệ đề xuất Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý CTRCN và CTNH.

Mặc dù vậy, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vinhất định. Ở nhiều nước tiên tiến, người ta thường xử lý tập trung 2loại chất thải này bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ khácnhau. Theo Chiến lược quản lý chất thải quốc gia, CTRCN và CTNH, khôngchỉ ở VKTTĐPN mà ở toàn miền Nam, phải được xử lý tập trung theo quytrình khép kín. Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho phép nên hiện tại mỗiđịa phương đều phải tự vận động theo cách riêng của mình, dẫn đến việcmất cân đối, gây ảnh hưởng tương hỗ xấu. Vì vậy, một số nhà khoa học đãcó những hướng nghiên cứu khác nhằm tìm ra những mô hình quản lý phùhợp hơn, cụ thể là phân nhỏ hợp lý theo từng cụm một hoặc hai tỉnh đểđáp ứng nhu cầu quản lý thực tế. Tuy nhiên, dù quản lý theo cách nào đi nữa thì tại các cụm xử lý CTRCN và CTNH vẫn phải áp dụng các biện phápcông nghệ dưới đây: Phân loại và xử lý cơ học Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải.Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếptheo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm:cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén… Ví dụ, các loại chất thảicó kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khitiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanuarắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hòa tan để xửlý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải đượcbăm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thảihữu cơ khác để đốt… Công nghệ thiêu đốt Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rấtphù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặndầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tếtrong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.Hiện tại, vùng KTTĐPN đang quan tâm đến việc liên kết với các nhà máyxi măng để xử lý một số loại CTNH (đã có dự án đốt thử nghiệm tại Nhàmáy ximăng Holcim ở Kiên Giang). Tuy nhiên, để triển khai được theohướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồnlực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp.

Theo các tài liệu kỹ thuật thì khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằngcách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quátrình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn(thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông thườngcao hơn 1.0000C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xoáy. Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lýtriệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng cómột số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạora các sản phẩm phụ nguy hiểm.

Công nghệ xử lý hóa - lý Công nghệ xử lý hóa - lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóahọc để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảmthiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ nàyrất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loạiCTNH như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi. Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hóa - lý chỉ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lýchất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sảnphẩm từ chất thải. Một số biện pháp hóa - lý thông dụng trong xử lýchất thải như sau: Trích ly: là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung môicó khả năng hòa tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Trong xử lýchất thải, quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồicác chất hữu cơ có lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hóa chất bảovệ thực vật… Sau khi trích ly, người ta thường thu hồi lại dung môibằng cách chưng cất hỗn hợp. Sản phẩm trích ly còn lại có thể được táisử dụng hoặc xử lý bằng cách khác. Chưng cất: là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấutử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khácnhau của mỗi cấu tử chứa trong hỗn hợp đó, bằng cách lặp đi lặp lạinhiều lần bay hơi và ngưng tụ. Quá trình chưng cất dựa trên cơ sở làcác cấu tử của hỗn hợp lỏng có áp suất hơi khác nhau, khi đun nóng,những chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và được tách riêng ra khỏi hỗn hợp. Trong thực tế xử lý chất thải, quá trình chưng cất thường gắn với trích ly để tăng cường khả năng tách sản phẩm. Kết tủa, trung hòa: dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữachất bẩn và hóa chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình nàythường được ứng dụng để tách các kim loại nặng trong chất thải lỏng ởdạng hydroxyt kết tủa hoặc muối không tan. Ví dụ như việc tách Cr, Nitrong nước thải mạ điện nhờ phản ứng giữa Ca(OH)2 với các Cr3+ (khử từCr6+) và Ni2+ tạo ra kết tủa Cr(OH)3, Ni(OH)2 lắng xuống, lọc tách rađem xử lý tiếp để trở thành Cr2O3 và NiSO4 được sử dụng làm bột màu, mạNi. Oxy hóa - khử: là quá trình sử dụng các tác nhân oxy hóa - khử để tiếnhành phản ứng oxy hóa - khử, chuyển chất thải độc hại thành không độchại hoặc ít độc hại hơn. Các chất oxy hóa - khử thường được sử dụng như Na2S2O4, NaHSO3, H2, KMnO4, K2Cr2O7, H2O2, O3, Cl2.

Trong thực tế xử lý chất thải, quá trình oxy hóa với các tác nhân khử như Na2S2O4, NaHSO3, H2 thường được ứng dụng để xử lý các kim loại đahóa trị như Cr, Mn, biến chúng từ mức oxy hóa cao, dễ hòa tan như Cr6+,Mn7+ trở về dạng oxyt bền vững, không hòa tan Cr3+, Mn4+. Ngược lại quátrình khử, với các tác nhân oxy hóa như KMnO4, K2Cr2O7, H2O2, O3, Cl2cho phép phân hủy các chất hữu cơ nguy hại như phenol, mercaptan, thuốcbảo vệ thực vật và cả cyanua thành những sản phẩm ít độc hại hơn. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rấtrộng rãi trên thế giới. Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh,Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại chất thải hạtnhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cáchly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chốngphóng xạ. Theo công nghệ này, CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cốđịnh ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lótchống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoátkhí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTRCN và CTNH phải cách xa khu dân cưlớn hơn 5 km; giao thông thuận lợi, nền đất phải ổn định, chống thấmtốt, mực nước ngầm thấp… Việc xây dựng hố chôn lấp CTRCN và CTNH phảitheo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chốngthấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas… Để tăng cường hiệu quả sử dụng hố chôn, việc chôn lấp CTRCN và CTNH thường kết hợp với cố định và hóa rắn chất thải trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khác vào chất thải để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm độ hòa tan, giảm độ lan truyềnchất thải độc hại ra môi trường. Biện pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt chất thải. Vật liệu để đóng rắn phổ biến là ximăng, hoặc có thểtrộn thêm vào đó một vài chất vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu.Tỷ lệ ximăng phối trộn nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại CTNH cụ thể.

Thông thường sau khi đóng rắn hoàn toàn, người ta sẽ tiến hành kiểm tra khả năng hòa tan của các thành phần độc hại trong mẫu bằngcách phân tích nước dịch lọc để xác định một số chỉ tiêu đặc trưng rồiso sánh với tiêu chuẩn, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được phép chôn ở bãi ráccông nghiệp, nếu không đạt thì phải tăng thêm tỷ lệ ximăng trong đó chođến khi đạt tiêu chuẩn. Ở Việt Nam hiện nay chưa có tiêu chuẩn này. Chúng ta có thể tham khảotiêu chuẩn chôn lấp của Nhật Bản. Theo tiêu chuẩn này, chất thải rắnchỉ cần ngâm và khuấy trộn liên tục 6 giờ trong nước cất, sau đó lọc vàphân tích nước dịch lọc để xác định một số chỉ tiêu đặc trưng cho loạichất thải đó, rồi so sánh với bảng tiêu chuẩn được đưa ra trong bảng 2.Trên đây là các giải pháp công nghệ có tính chọn lọc nhằm mục đích hỗtrợ các hoạt động xử lý chất thải ngay tại nguồn, đáp ứng nhu cầu thựctiễn, hoặc cũng có thể áp dụng ở những quy mô lớn hơn trong vùng khi điều kiện cho phép.