Tái chế là phương pháp xử lý hiệu quả và thân thiện môi trường nhất. Trên cơ sở đó, GECO không ngừng nghiên cứu để đưa ra những phương án xử lý tái chế thu hồi triệt để các chất thải còn khả năng tái chế.
Sự phát triển của công nghệ kéo theo những hệ luy về môi trường, đặc biệt là các sản phẩm phế thải từ ngành công nghệ điện tử. Rác thải điện tử đang là mối quan ngại lớn đối với mỗi quốc gia. Ở Việt Nam công ty Môi trường Xanh được xem như là đơn vị đầu ngành về xử lý, tái chế rác thải đặc biệt là xử lý rác thải rắn, rác thải điện tử đảm bảo an toàn kỹ thuật và các tiêu chuẩn khắt khe môi trường, hệ thống tiên tiến
Sơ đồ quy trình công nghệ thu hồi kim loại từ chất thải điện tử
Thuyết minh quy trình
Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử như: ti vi, tủ lạnh, máy tính...(trung bình có chứa khoảng 1-3% theo khối lượng là bản mạch) được tháo dỡ thủ công (kìm, búa, tuốc nơ vít, mỏ hàn...) và phân tách ra các thành phần: bản mạch, nhựa, kim loại (sắt, đồng, nhôm...), thủy tinh và một lượng nhỏ các thành phần khác không tận dụng được.
Phần nhựa, kim loại sau khi được phân loại, làm sạch thu hồi phế liệu. Phần không tận dụng được đưa vào đốt trong lò đốt CTNH 02 cấp hoặc hóa rắn.
Phần bản mạch tiếp tục được tháo dỡ các IC, tụ điện, điện trở.... Phần linh kiện này được đưa vào đốt hủy trong lò đốt CTNH.
Phần bản mạch không có linh kiện được đưa vào máy xay nghiền cùng với Bavia, bản mạch thu gom được từ các nhà máy sản xuất điện, điện tử. Máy nghiền Bavia, bản mạch là loại máy nghiền búa, kích thước lỗ sàng 1,5mm, động cơ 11kw. Hỗn hợp bột mịn thu được gồm đồng, nhựa phíp được đưa vào tháp tuyển.
Tháp tuyển có dạng hình trụ đứng. Tháp có tác dụng phân lớp Đồng - nhựa phíp bằng phương pháp trọng lượng. Sau khi bổ sung nước, sục khí khuấy trộn và để lắng, phần nhựa phíp nhẹ hơn nổi lên trên được lấy ra đốt trong lò đốt CTNH. Phần đồng bột nặng hơn sẽ được lắng xuống dưới đáy tháp và được lấy ra thu hồi đồng hoặc làm nguyên liệu sản xuất muối đồng.